Phẫn nộ xe container chuyển làn ẩu, gây tai nạn với ô tô con rồi bỏ chạy
Ông Đỗ Quang Vinh - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP SHB sinh năm 1989 (Kỷ Tỵ). Là thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và Quản trị tại University of East Anglia, Vương quốc Anh, ông Vinh công tác tại SHB từ năm 2011 và được bổ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT SHB từ tháng 4.2023 đến nay và có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện nay, ông đang kiêm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc SHB. Ông đồng thời đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và từng được vinh danh "Doanh nhân châu Á xuất sắc ngành dịch vụ tài chính". Ông Đỗ Quang Vinh hiện đang nắm giữ 2,77% cổ phần SHB, tương ứng hơn 101,38 triệu cổ phần.Ông Đỗ Minh Phú (sinh năm 1953, Quý Tỵ) hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Ông giữ các chức vụ tại các tổ chức hiệp hội như đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore; Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam; Phó chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Mỹ; Ủy viên Ban chấp hành Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ông Đỗ Minh Phú còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji. Trong danh sách 22 cổ đông doanh nghiệp, cá nhân nắm giữ hơn 1,55 tỉ cổ phần TPBank, không xuất hiện tên ông Đỗ Minh Phú nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI sở hữu 5,93% và người liên quan sở hữu 17,26%.Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông sinh năm 1965 (năm Ất Tỵ), có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông gia nhập OCB từ tháng 8.2010 đến nay và được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2011 - 2015; Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tiếp tục là Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ OCB, ông Trịnh Văn Tuấn hiện nắm giữ 4,434% và tỷ lệ sở hữu cổ phần OCB do người có liên quan của cổ đông sở hữu/vốn điều lệ OCB gần 15,5%.Ông Hàn Ngọc Vũ - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) sinh năm 1965 (Ất Tỵ). Ông Hàn Ngọc Vũ gia nhập VIB với vai trò Tổng giám đốc từ cuối năm 2006 và giữ chức vụ này tới năm 2008. Năm 2008, ông Vũ được ĐHĐCĐ bầu làm Thành viên HĐQT khóa V, đồng thời được HĐQT lựa chọn làm Chủ tịch HĐQT trong 5 năm từ 2008 tới 2013. Đại hội đồng cổ đông năm 2013 tiếp tục bầu ông Vũ làm Thành viên HĐQT khóa VI. Cùng năm, HĐQT đã bổ nhiệm ông Vũ quay lại giữ cương vị Tổng giám đốc cho đến nay. Ông Vũ tiếp tục được bầu làm thành viên HĐQT từ năm 2023.Ông Lê Quốc Long - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sinh năm 1965 (Ất Tỵ), cử nhân chuyên ngành tài chính kế toán (Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội) và chuyên ngành luật (Trường đại học Luật Hà Nội), đã có hơn 30 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Ông Lê Quốc Long gia nhập SeABank từ năm 2005 với chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Tín dụng và Quản trị rủi ro, đồng thời từng kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng khác của ngân hàng tại các lĩnh vực như thanh toán, giám đốc khu vực…Ông Nguyễn Hoàng Linh - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) sinh năm 1977 (Đinh Tỵ). Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và từng giữ nhiều chức vụ tại các ngân hàng tại Việt Nam như: Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc PVCombank, Tổng giám đốc Western Bank, quyền Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á… Ông gia nhập MSB từ năm 1998 và đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Chiến lược, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Bán lẻ. Từ tháng 3.2020, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc MSB. Từ tháng 9.2020 đến nay ông là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSB.Tesla 'mở khóa' trạm sạc cho đối thủ, hưởng lợi hàng tỉ USD từ chính phủ Mỹ
Chiều 4.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm bộ đôi siêu lừa đảo "chạy" chấp thuận đầu tư siêu dự án bến du thuyền sông Hàn.HĐXX tuyên phạt Nguyễn Nho Cầm (62 tuổi, ngụ đường Huỳnh Thúc Kháng, P.Nam Dương – nay là P.Phước Ninh, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) tù chung thân, Phạm Phú Quyền (63 tuổi, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM) 20 năm tù, cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, năm 2018, ông Lê Bảo Khương (Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Khương Lê) đọc trên báo thông tin UBND TP.Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án bến du thuyền sông Hàn khu vực cảng sông Hàn (đường Bạch Đằng, P.Thạch Thang, Q.Hải Châu).Công ty Khương Lê muốn đầu tư siêu dự án này nên nhờ nhiều người giới thiệu và gặp Phạm Phú Quyền. Mặc dù Quyền không có thẩm quyền, không có các mối quan hệ để "chạy" quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư bến du thuyền cho Công ty Khương Lê, nhưng Quyền vẫn "nổ", cam kết có thể giải quyết.Quyền cũng biết Nguyễn Nho Cầm thuộc diện "tay không bắt giặc", không thể lấy dự án của UBND TP.Đà Nẵng, nhưng cả hai vẫn thông đồng lừa đảo ông Lê Bảo Khương.Quyền hướng dẫn ông này làm công văn đề xuất khai thác dự án bến du thuyền - nhà hàng ven sông Hàn gửi HĐND, UBND thành phố, lãnh đạo TP.Đà Nẵng, rồi Cầm gửi công văn này đến bộ phận một cửa Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng.Công văn được lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng bút phê "chuyển Sở Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn", Cầm đưa công văn bút phê này cho Quyền và Quyền lợi dụng việc này, tiếp tục "nổ" với ông Khương về việc "chạy" dự án tiến triển thuận lợi.Ngày 19.12.2018, Quyền gọi ông Khương vào TP.HCM để đưa công văn này và yêu cầu ông Khương giao 2,7 tỉ đồng để giải quyết thủ tục tiếp theo.Quyền viết giấy nhận tiền, nói ông Khương về Đà Nẵng làm theo hướng dẫn của Cầm.2 ngày sau, ông Khương (đại diện Công ty Khương Lê làm bên A) và Nguyễn Nho Cầm (bên B) lập biên bản thỏa thuận về việc xin cấp quyết định chấp thuận đầu tư dự án bến du thuyền tại khu vực cảng sông Hàn. Nội dung 2 bên mở tài khoản chung, ông Khương nộp vào 20 tỉ đồng tại Phòng giao dịch Thanh Khê Ngân hàng Bản Việt. Nếu ông Khương nhận được quyết định về dự án bến du thuyền sông Hàn thì Cầm được giải ngân 20 tỉ đồng, nếu không thì tài khoản tự đưa Cầm ra khỏi đồng sở hữu tài khoản.Ngày 26.2.2019, Cầm và Quyền nói dối với ông Khương về siêu dự án sắp hoàn thành thủ tục, cần tiền để đẩy nhanh tiến độ nên ông Khương đồng ý giải ngân 20 tỉ đồng.Cầm, Quyền cam kết chậm nhất đến 30.3.2019 có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, tuy nhiên sau đó 2 bị cáo không giải quyết được giấy tờ đầu tư, không trả tiền cho ông Khương và công ty.Trước tòa, Nguyễn Nho Cầm khai sau khi nhận 20 tỉ đồng, đã đưa bị cáo Phạm Phú Quyền 2 tỉ đồng, còn lại dùng 18 tỉ đồng "chạy" các hồ sơ, thủ tục. Tuy nhiên, bị cáo không có chứng cứ chứng minh việc chuyển tiền cho nhiều người để "chạy" giấy tờ dự án.Quá trình điều tra xác định, Cầm, Quyền đã chiếm đoạt 22,7 tỉ đồng, trong đó có 20 tỉ đồng của Công ty Khương Lê, 2,7 tỉ đồng của ông Khương. Đối với số tiền cá nhân, ông Khương không yêu cầu bồi thường và xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Quyền.
Hồn nhiên thật thà và uyên bác như Tế Hanh
Bùi Lan Hương vừa khép lại năm đầy thành công khi có mặt trong đội hình thành đoàn của chương trình thực tế Chị đẹp đạp gió 2024. Nữ ca sĩ 36 tuổi thành công đưa tên tuổi và tài năng nghệ thuật của mình đến gần hơn với khán giả đại chúng sau nhiều năm “dạo chơi” trong một “vùng đất” riêng. Từ một ca sĩ biết đến với âm nhạc ma mị, kén người nghe cùng phong cách quyến rũ, sang trọng, cô khiến công chúng thay đổi góc nhìn mới về mình: một nghệ sĩ đa năng vừa giỏi vocal, sáng tác nhạc, thử sức với vũ đạo cùng những kỹ năng trình diễn đa dạng và thử thách bản thân ở những thể loại âm nhạc không phải sở trường. Bên cạnh đó là hình ảnh một “chị đẹp” gần gũi, chân thành và không kém phần “lầy lội”, hài hước.Năm Ất Tỵ (2025) trở nên đặc biệt với Bùi Lan Hương vì là năm tuổi của cô. Dù được cho là một năm không may mắn với mình, nữ ca sĩ 8X vẫn nhìn nhận mọi thứ tích cực và cho biết bản thân sẽ nỗ lực cho một năm thành công rực rỡ. Dịp năm mới, chủ nhân hit Ngày chưa giông bão đã chia sẻ với Thanh Niên về Tết, có những bật mí thú vị về cuộc sống chung với “nửa kia” của cô - đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.
Vào 14 giờ chiều nay 16.3, chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT Phú Yên tổ chức diễn tại Nhà thi đấu đa năng TX.Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Chương trình sẽ được tường thuật trực tuyến tại website Báo Thanh Niên (địa chỉ: thanhnien.vn).Sự kiện này không chỉ cung cấp thông tin hữu ích về kỳ thi tốt nghiệp THPT mà còn giúp thí sinh định hướng nghề nghiệp, nắm bắt được các cơ hội việc làm hấp dẫn.Gần 1.000 học sinh và giáo viên có mặt trực tiếp sẽ có cơ hội tìm hiểu và được cung cấp nhiều thông tin quan trọng và bổ ích về kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ năm 2025.14 giờ: Hơn 1.000 học sinh lớp 12 của 4 trường THPT của TX.Sông Cầu gồm Phan Đình Phùng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Khuyến và Phan Chu Trinh đã có mặt tại nhà thi đấu TX.Sông Cầu để tham gia chương trình tư vấn.Tham dự chương trình còn có các khách mời: Thầy Lê Trung Toàn, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng; thầy Lê Quang Việt, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến; thầy Trần Ngọc Dũng, Hiệu trưởng THCS và THPT Võ Nguyên Giáp; thầy Bùi Trọng Vũ, Phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Chu Trinh.Đại diện nhà tài trợ có ông Nguyễn Hải Quang, Nhà máy nước khoáng Thạch Bích (Quảng Ngãi).14 giờ 25: Như truyền thống, mở đầu chương trình, Ban tổ chức dành các suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho các học sinh giỏi của Trường THPT Phan Đình Phùng, TX.Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Học bổng này được tài trợ và trực tiếp trao tặng bởi Trường ĐH Tài chính Marketing và Trường ĐH Thái Bình Dương.Tuần vừa qua, Báo Thanh Niên phát hành Cẩm nang tuyển sinh 2025. Trong chương trình hôm nay, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn phối hợp cùng Báo Thanh Niên tặng 100 cuốn cẩm nang cho học sinh 4 trường Phan Đình Phùng, Phan Chu Trinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Khuyến như món quà may mắn cho các em trước kỳ thi.14 giờ 30: Chương trình tư vấn chính thức bắt đầu với các chuyên gia đến từ các trường ĐH:Chia sẻ về những điểm mới dự kiến trong tuyển sinh ĐH năm nay, thạc sĩ Hoàng Thanh Tú, Phó trưởng phòng Thông tin-Truyền thông, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết: "Năm 2025 là năm mà khóa học sinh theo học chương trinh giáo dục phổ thông 2018 sẽ tốt nghiệp. Bộ GD-ĐT có một số thay đổi, thứ nhất Bộ dự kiến sẽ không còn xét tuyển sớm, tất cả các phương thức sẽ tham gia xét tuyển cùng một đợt chung trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT. Chỉ có xét tuyển thẳng sẽ nhận hồ sơ sớm như những năm trước".Về xét học bạ, phải sử dụng kết quả của năm lớp 12. Năm nay các trường cũng không còn phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, Bộ yêu cầu quy đổi tất cả các phương thức về một thang điểm để không còn sự chênh lệch giữa các phương thức. Các trường sẽ cung cấp cho thí sinh công thức quy đổi điểm.Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm nay xuất hiện nhiều môn thi mới nên mỗi ngành không còn giới hạn 4 tổ hợp môn như những năm trước, các em có thể lựa chọn tổ hợp phù hợp với môn thi của mình. Tuy không giới hạn nguyện vọng nhưng mỗi em chỉ trúng tuyển duy nhất một nguyện vọng nên các em cần cân nhắc để sắp xếp nguyện vọng hợp lý.Về điểm ưu tiên, năm 2025 không vượt quá 10% mức điểm tối đa, ví dụ thang điểm 30 thì điểm ưu tiên không được vượt quá 3 điểm.Ngay sau phần thông tin của thạc sĩ Hoàng Thanh Tú, Nguyễn Thị Như Tài, học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến, đặt câu hỏi : "Ngành quản trị khách sạn học trong vòng bao lâu, học xong có được đảm bảo việc làm?".Tiến sĩ Nguyễn Công Minh, Trưởng khoa Sau đại học, ĐH Duy Tân, giải đáp: "Đây là một trong những chuyên ngành được đông đảo thí sinh đăng ký theo học. Các em từ năm nhất đã đi thực tâm các môn về khách sạn nhà hàng tại các khách sạn 5 sao; năm 3, 4 có cơ hội thực tập tại Hồng Kông được trả lương, được hướng dẫn kỹ năng hoặc thực tập ở Đài Lan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan. Các em cũng được trao đổi sinh viên ở Hàn Quốc. Vì thế các em an tâm học xong sẽ có cơ hội việc làm ở trong nước hoặc nước ngoài hoặc ngay tại tỉnh nhà".Tiếp theo, Nguyễn Nhã Phương, học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng hỏi: "Ngành luật kinh tế cơ hội việc làm ra sao, trường có giới thiệu thực tập và việc làm cho sinh viên không?"Thạc sĩ Lê Trọng Tuyến, Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Tài chính - Marketing, thông tin: "Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế, giao thương giữa các quốc gia rất phát triển nên việc hiểu luật rất quan trọng để mở rộng thị trường. Trường đào tạo theo định hướng ứng dụng nên các em được trang bị đầy đủ kiến thức về luật, kinh tế; được thực hành thực tập dựa trên các tình huống cụ thể. Trường tổ chức chuyến tham quan thực tế tại các doanh nghiệp, tổ chức luật, xây dựng những phòng học mô phỏng để lập những phiên tòa giả định cho sinh viên tham gia. Các em học 3,5 năm, 120 tín chỉ sẽ tốt nghiệp. Cơ hội việc làm ngành này rất lớn, các em có thể làm ở các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, công ty đa quốc gia, các trung tâm tư vấn luật trong lĩnh vực kinh tế".Kế đến, Hồ Nguyễn Thị Ý, học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng, thắc mắc: "Cơ hội du học và chính sách hỗ trợ của trường ĐH Nha Trang là gì?".Thạc sĩ Đỗ Văn Cao, Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Nha Trang, thông tin: "Trường ĐH Nha Trang có đội ngũ thầy cô tốt nghiệp tại các nước phát triển với mạng lưới liên kết quốc tế, nên các em sẽ có nhiều cơ hội hợp tác đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài hoặc thực tập ở nước ngoài, hoặc tốt nghiệp sẽ có cơ hội học thạc sĩ, tiến sĩ với hơn 30 nước như Nhật, Hàn Quốc, Úc, Na Uy, Thuỵ ĐIển, Hà Lan, Mỹ...".Một học sinh đặt câu hỏi: "Khối ngành tài chính ngân hàng sẽ thực tập ở doanh nghiệp nào, cơ hội việc làm và lương của người mới ra trường ra sao?".Tiến sĩ Phạm Hoài Nam, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Tài chính kế toán, giải đáp: "Ngành tài chính ngân hàng tại trường đào tạo 3-4 năm. Trường thường xuyên rà soát cập nhật chương trình đào tạo, nên bám sát với nhu cầu thực tế, bổ sung nhiều học phần về công nghệ. Tốt nghiệp các em có thể làm việc ở các vị trí phân tích tài chính, giao dịch viên, cán bộ tín dụng... tại các ngân hàng... Thu nhập của sinh viên mới ra trường phụ thuộc vào năng lực và vị trí công tác. Các em cần giỏi công nghệ và kỹ năng mềm tốt sẽ có nhiều cơ hội việc làm với mức lương cao".Ngay sau đó, Tường Linh, học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng, hỏi: "Ngành thiết kế đồ họa học phí ra sao và công việc có ổn định không?".Tiến sĩ Huỳnh Thanh Trang, Trưởng khoa Thiết kế và truyền thông Trường ĐH Thái Bình Dương, thông tin: "Đây là ngành học xu hướng, học phí mỗi học kỳ 8,7 triệu đồng. Hiện nay nhu cầu quảng bá thương hiệu xây dựng hình ảnh tương tác với khách hàng qua nền tảng số rất nhiều nên cơ hội việc làm của sinh viên rất lớn. Trường có nhiều doanh nghiệp đối tác nên học xong trường sẽ cam kết 100% việc làm nếu chọn làm việc tại các doanh nghiệp đối tác này".Tiếp theo chương trình, một học sinh băn khoăn: "Em đạt nguyện vọng 1 nhưng vì lý do nào đó em muốn học nguyện vọng 2 thì có cách nào không?"Thạc sĩ Hoàng Thanh Tú giải đáp: "Nếu trong thời gian được điều chỉnh đăng ký thì em hoàn toàn có thể sắp xếp thay đổi lại nguyện vọng. Nhưng nếu đã có kết quả thì nếu muốn chọn nguyện vọng 2, em bắt buộc không xác nhận nhập học và đợi xét bổ sung nếu ngành học đó còn chỉ tiêu. Tuy nhiên, Việc này khá rủi ro vì rất hiếm trường tuyển bổ sung, đặc biệt các ngành "hot". Vì thế trong quá trình đăng ký, các em hết sức kỹ lưỡng và cân nhắc và lựa chọn nguyện vọng sao cho đúng ngành học mình mong muốn và nằm trong mức điểm có khả năng trúng tuyển".Một học sinh đặt câu hỏi rất thời sự: "Hiện nay nhiều học sinh chọn những ngành học 'hot', ngành xu hướng và phổ biến như quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, trí tuệ nhân tạo, vi mạch bán dẫn... Vậy những ngành học khoa học cơ bản như toán, vật lý, hóa học, địa chất, hải dương học... thì cơ hội việc làm thế nào và nhu cầu nhân lực khu vực miền Trung ra sao?"Thạc sĩ Hoàng Thanh Tú chia sẻ: "Hiện nay các ngành khoa học cơ bản được ít thí sinh lựa chọn vì có vẻ nhàm chán và khó học, nhưng khoa học cơ bản chính là nền tảng để phát triển tư duy, phát triển xã hội. Các nhà khoa học có những sáng kiến đột phá có tác động tới cuộc sống hàng ngày, ví dụ phát minh ra thuốc chữa bệnh, sáng tạo ra công nghệ. Những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường... rất cần có sự nghiên cứu và giải quyết của các nhà khoa học. Nước ta cũng đưa ra chính sách đầu tư để phát triển đào tạo khoa học cơ bản, ngay cả các trường ĐH cũng có chính sách khuyến khích, gói học bổng 2 tỉ cho ngành khoa học cơ bản khoa học sự sống như địa chất, môi trường...Vậy giữa học ngành học xu hướng hay khoa học cơ bản, học sinh phải biết mình thích gì, muốn gì, phù hợp với cái gì. Có những ngành học kết hợp giữa khoa học cơ bản với các ngành khác như công nghệ giáo dục, kinh tế đất đai".Kế đến, một học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng hỏi về ngành công nghệ thông tin chương trình Việt Nhật của Trường ĐH Nha Trang.Thạc sĩ Đỗ Văn Cao cho biết: "Đây là ngành học hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Theo học chương trình này, sinh viên sẽ có cơ hội hội thực tập tại Nhật Bản và tốt nghiệp sẽ được doanh nghiệp Nhật tuyển dụng nếu đạt yêu cầu. Chương trình được thiết kế theo đặt hàng của doanh nghiệp nên các em học xong sẽ đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của doanh nghiệp Nhật, do được chuyên gia Nhật tham gia giảng dạy".Tiếp theo chương trình, một học sinh thắc mắc: "Em nghe nói học phí trường tư khá đắt so với trường công có đúng hay không?".Thạc sĩ Hoàng Thanh Tú cho hay: "Học phí không quyết định bởi yếu tố công hay tư mà dựa vào thiết kế chương trình, quy mô đào tạo... Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM có chương trình đại trà học phí 28-38 triệu đồng/năm, chương trình đào tạo tăng cường tiếng Anh từ 40-dưới 50 triệu đồng/năm, chương trình tiên tiến 60-dưới 70 triệu đồng/năm. Học phí còn phụ thuộc vào số lượng tín chỉ mà sinh viên đăng ký".Tiến sĩ Phạm Hoài Nam cho hay Trường ĐH Tài chính kế toán thu học phí theo quy định của Chính phủ, trung bình 18 triệu đồng/năm, 75 triệu đồng/khoá. Một chương trình đào tạo có nhiều học phần, mỗi trường có sự đầu tư khác nhau nên chi phí khác nhau và học phí tương xứng, đảm bảo điều kiện cho sinh viên có môi trường học tập tốt. Một chương trình chất lượng thì cũng cần có sự đầu tư nhiều và như vậy học phí cũng sẽ cao hơn.Thạc sĩ Đỗ Văn Cao thông tin Trường ĐH Nha Trang có mức học phí trung bình 16-18 triệu đồng/năm tùy số lượng tín chỉ. Trong đó 310.000 đồng/tín chỉ cho các môn đại cương, 450.000-550.000 đồng/tín chỉ cho môn chuyên ngành. Chương trình tiên tiến thì học phí cao hơn.Tiến sĩ Huỳnh Thanh Trang cho hay Trường ĐH Thái Bình Dương là trường tư thục tuy nhiên học phí trung bình 8,7 triệu đồng/học kỳ, mỗi năm 3 học kỳ. Tuy học phí không quá cao nhưng điều kiện học tập được trường đầu tư các thiết bị thực hành và từ năm nhất, năm 2 các em đã được trải nghiệm thực hành thực tập tại các doanh nghiệp.Thạc sĩ Lê Trọng Tuyến cho biết Trường ĐH Tài chính-Marketing xây dựng học phí dựa trên định mức kinh tế kỹ thuật, trong đó chất lượng là yếu tố quan trọng nên việc đầu tư cơ sở vật chất phải tương xứng. Theo đó, chương trình chuẩn có học phí 30 triệu đồng/năm. Ngoài ra chương trình tích hợp có cơ sở vật chất hiện đại, học một số học phần bằng tiến Anh nên học phí 45 triệu đồng/năm, chương trình tiếng Anh toàn phần 64 triệu đồng/năm.
TP.HCM nắng nóng đổ lửa, nhưng có một nơi người dân vẫn thấy dễ chịu vì gió mát rượi
Khi những chuyến tàu vận hành liên tục cả ngày lẫn đêm, tại các ga ngầm và trên cao, nhân viên nhà ga metro luôn túc trực ở nhiều điểm để hướng dẫn hành khách di chuyển.Ghi nhận tại metro số 1, trong những ngày qua, nhiều hành khách vẫn còn bỡ ngỡ với các quy định tại đây. Đặc biệt, khu vực ke ga ở các ga trên cao và ngầm là nơi nhân viên thường xuyên phải di chuyển để nhắc nhở hành khách. Theo quy định đảm bảo an toàn, hành khách khi đợi tàu tại ke ga không được vượt qua vạch vàng. Tuy nhiên, do chưa quen với quy tắc này, nhiều hành khách đã vô tình vi phạm và được nhắc nhở liên tục.Khoảng 11 giờ 30, ngày 5.1, tại ga Ba Son, một trường hợp hành khách không hợp tác khi qua cổng kiểm soát đã xảy ra. Dù nhân viên nhà ga đã hướng dẫn cài đặt ứng dụng và đăng ký thẻ Mastercard để sử dụng, nhưng hành khách này vẫn từ chối thực hiện và cố tình xông qua cổng để xuống ke ga.Với những ngày đầu tuyến metro vận hành, một số hành khách còn mang thức ăn và ăn uống ngay trên tàu. Số khác chưa nắm rõ nội quy, khi đến ga mang theo thức ăn, nước uống đã phải cất hoặc bỏ lại sau khi được nhân viên nhắc nhở tại cổng kiểm soát. Tại ga Bến Thành, vào trưa 5.1, một số gia đình thậm chí còn ngồi tại sảnh nhà ga, bày biện đồ ăn như đang tổ chức dã ngoại.Anh Trịnh Văn Quân (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) chia sẻ rằng bản thân mới tiếp cận việc đi metro gần đây nên vẫn còn nhiều điều bỡ ngỡ. Từ các quy định đến cách di chuyển, anh chưa nắm rõ hoàn toàn và đôi lúc mắc lỗi, phải nhờ nhân viên hướng dẫn. Tuy nhiên, sau vài lần trải nghiệm, anh đã chú ý hơn và tuân thủ đúng các quy định.Theo anh Quân, việc xây dựng văn hóa metro, tạo thói quen đi lại văn minh và tôn trọng giao thông công cộng là điều rất cần thiết lúc này. Anh cho rằng việc này không thể thực hiện trong ngày một ngày hai mà cần thời gian để người dân thích nghi. Cá nhân anh đề xuất rằng mỗi hành khách nên tự ý thức hơn khi đến ga, đồng thời đơn vị quản lý metro số 1 cần đẩy mạnh truyền thông, cung cấp thông tin rộng rãi đến người dân. Qua đó, dần hình thành một nếp sống văn minh trong giao thông công cộng, tương tự như cách mà xe buýt đã làm tại TP.HCM.Bà Văn Thị Hữu Tâm, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 cho biết từ khi vận hành chính thức, đã ghi nhận nhiều trường hợp hành khách thường xuyên vi phạm các quy định. Cụ thể như vi phạm quy định về cửa và vạch cảnh báo an toàn. Nguyên nhân hành khách đứng chặn cửa tàu để chờ người thân lên xuống, gây nguy hiểm. Nhiều hành khách chưa nắm rõ thời gian mở và đóng cửa tàu chỉ trong 30 giây, dẫn đến việc cố gắng lao ra khi cửa đang đóng. Hành khách mang đồ ăn, thức uống vào khu vực thu phí, không tuân thủ nội quy dù đã được nhắc nhở. Một số hành khách mang theo thú cưng trong ba lô nhưng lại thả ra khi lên ke ga, gây ảnh hưởng đến không gian chung. Hành khách sử dụng chân máy trong nhà ga và trên tàu, gây cản trở cho hành khách khác. Dù đã được giải thích về lý do cấm sử dụng để đảm bảo an toàn, hành khách mới hợp tác. Có trường hợp hành khách chồm ra ngoài cửa EWD (cửa chỉ để nhân viên nhà ga sử dụng trong tình huống khẩn cấp) để chụp hình, không tuân thủ nhắc nhở của nhân viên và tiếp tục di chuyển đến các vị trí khác để chụp ảnh. Có trường hợp cởi bỏ trang phục, thiếu thuần phong mỹ tục khi chụp ảnh. Số lượng nhân viên của nhà ga quá tải tập trung phục vụ hành khách, không đủ để nhanh chóng ngăn cản khi có tình huống này. Một số hành khách chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, như ngồi lên bồn cầu không đúng cách, làm nước bắn ra sàn, hoặc sử dụng nhà vệ sinh như phòng tắm cá nhân, gây ảnh hưởng đến người dùng sau. Một số gia đình có trẻ nhỏ để bé giải quyết không đúng chỗ thay vì đưa vào nhà vệ sinh, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến không gian chung.Gặp các trường hợp vi phạm quy định, nhân viên nhà ga thường xuyên thực hiện các biện pháp nhắc nhở và giải thích nhẹ nhàng để hành khách hiểu và tuân thủ nội quy. Do mới vận hành, nhiều hành khách chưa quen với các quy định, nên nhân viên nhà ga chú trọng vào việc hướng dẫn và giải thích rõ ràng nhằm xây dựng văn hóa đi tàu an toàn và văn minh. Bà Tâm cho biết, từ ngày 6.1, đơn vị sẽ bố trí 2 nhân viên bảo vệ trên mỗi tàu để nhắc nhở hành khách, hạn chế và ngăn ngừa các hành vi không đúng. Nhân viên nhà ga liên tục nhắc nhở, hướng dẫn hành khách từ khi vào ga cho đến khi lên tàu để họ nắm rõ các quy định. Ngoài ra, các tình nguyện viên có mặt trên tàu để hỗ trợ nhắc nhở, hướng dẫn hành khách, đảm bảo mọi người tuân thủ nội quy và tạo ra môi trường di chuyển an toàn, văn minh. "Chúng tôi đang dán thêm nhiều biển báo cấm như cấm hút thuốc, cấm ăn uống và các bảng nội quy quy định trên tàu để hành khách dễ dàng nhận biết và tuân thủ", bà Tâm chia sẻ.